Bệnh tiểu đường là gì?

  Tiểu đường là một bệnh mãn tính do hậu quả của cơ thể không sản xuất đủ và/hoặc không sử dụng đúng lnsuIin, tức một hormone điều chỉnh cách lưu trữ và sử dụng glucose (đường) trong cơ thể. Cơ thể cần lnsuIin để dùng đường tạo ra năng lượng.

Nguy cơ mắc bệnh:

  Thường do những nguyên nhân sau đây mà chúng ta sẽ bị bệnh tiểu đường:

Triệu chứng bệnh:

  Người mắc bệnh tiểu đường thông thường sẽ biểu hiện những triệu chứng sau:

Biến chứng của bệnh tiểu đường:

  Bệnh tiểu đường nếu không được kiểm soát tốt sẽ gây nên những biến chứng rất khó lường và nguy hiểm tới cơ thể, ví dụ như: hạ đường huyết đột ngột có thể gây hôn mê; mù lòa; bệnh tim mạch; suy thận; biến chứng thần kinh; hoại tử các chi vì nhiễm khuẩn…

Biến chứng về mắt

Đường huyết cao khiến hệ thống mao mạch ở đáy mắt bị tổn thương. Dần dần, thị lực của người mắc đái tháo đường có thể bị suy giảm hoặc tệ hơn, có thể dẫn đến mù lòa. Ngoài ra, những biến chứng về mắt như đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp… cũng có thể xảy ra.

Biến chứng tim mạch

Bệnh đái tháo đường làm cho quá trình xơ vữa mạch máu xảy ra sớm hơn và tiến triển nặng hơn. Vì vậy, người bị bệnh đái tháo đường sẽ có nguy cơ bị bệnh lý tim mạch cao hơn so với người không bị đái tháo đường. Cụ thể, người bị đái tháo đường có nguy cơ bệnh mạch vành và tai biến mạch máu não cao gấp 2 đến 4 lần người không bị đái tháo đường.

Biến chứng thần kinh

Bệnh thần kinh do đái tháo đường là những tổn thương xảy ra trên dây thần kinh xảy ra do tình trạng đường huyết tăng cao và kéo dài. Đây là biến chứng xuất hiện sớm nhất và thường xuyên của đái tháo đường. Bao gồm các cảm giác đau, tê, nóng ở chân, nhịp tim và nhịp thở bất ổn định, hay tiết mồ hôi.

Biến chứng về thận

Biến chứng bệnh thận xuất hiện ở khoảng 20-40% có những dấu hiệu của bệnh đái tháo đường. Đường trong máu cao gây tổn thương đến vi mạch máu trong thận, từ đó suy giảm chức năng lọc của thận, thậm chí suy thận. Hiện đây là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh đái tháo đường và là nguyên nhân hàng đầu của bệnh thận mạn tính, suy thận.

Biến chứng nhiễm trùng

Đường trong máu cao là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn phát triển và làm suy yếu hệ miễn dịch của cơ thể, gây nên nhiễm trùng ở nhiều vùng trên cơ thể. Từ đó dẫn đến việc lở loét có thể dẫn đến tàn phế.

Hạ đường huyết

Bạn bị hạ đường huyết khi lượng đường trong máu giảm đột ngột dưới mức cho phép (khoảng 3.6 mmol/l). Dấu hiệu hạ đường huyết khá dễ nhận biết, ví dụ như đói cồn cào, cơ thể uể oải mệt mỏi, chân tay bủn rủn, vã mồ hôi, choáng váng và tim đập nhanh. Nếu đường huyết giảm quá thấp, bệnh nhân có thể hôn mê, thậm chí tử vong do trụy tim mạch.

Chỉ số HbA1C rất quan trọng trong điều trị:

  Chỉ số HbA1c là kết quả xét nghiệm máu cho thấy số lượng trung bình của đường trong máu của quí vị trong khoảng ba tháng gần đó. Xét nghiệm này cho biết quí vị đang kiểm soát bệnh tiểu đường như thế nào.

  • Giá trị bình thường: 4-6(%).
  • Kiểm soát tốt lượng đường trong máu: <6,5(%).
  • Kiểm soát kém lượng đường trong máu: 6,5-10(%).
  • Lượng đường trong máu quá cao, có thể làm tình trạng bệnh tệ hơn và gây nên biến chứng: >10(%).

Nếp sống lành mạnh giúp quí vị kiểm soát tốt bệnh tiểu đường:

Theo dõi chỉ số BMI:

Thừa cân hoặc béo phì là nguy cơ phát bệnh tiểu đường. BMI là một cách dễ dàng để ước lượng mỡ dư thừa.

– Dưới 18.5 = thiếu cân.

– 18.5-24.9 = bình thường.

– 25.0-29.9 = thừa cân / sắp béo phì.

– 30.0 và trên = béo phì.

Theo dõi lượng mỡ bụng bằng cách đo vòng eo:
Đàn ông với vòng eo 102 cm (40 inch) hoặc nhiều hơn và phụ nữ có vòng eo 88 cm (35 inch) trở lên có nguy cơ cao. Đo sau khi thở ra (đùng nín thở. Vòng eo bụng không phải là vòng thắt lưng quần của quí vị.

Ăn uống lành mạnh và cân đối:

Thêm nhiều trái cây và rau quả vào chế độ ăn uống, ăn các loại thực phẩm giàu chất xơ, ít đường và ít chất béo có thể giúp duy trì hoặc giảm cân. Quí vị cũng nên theo dõi khối lượng phần ăn, để vẫn đảm bảo rằng thức ăn có đủ chất dinh dưỡng lành mạnh.

Tăng cường hoạt động thể chất:

Tăng cường hoạt động thể chất giúp quí vị có một sức khỏe tốt, giải tỏa căng thẳng, tăng khả năng kiểm soát cân nặng lượng mỡ dư thừa, và cũng có thể làm giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường nặng thêm và gây nên những biến chứng không mong muốn.

Kiểm tra tình trạng huyết áp, cholesteron và lượng đường trong máu thường xuyên:

Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng kiểm tra huyết áp, mức độ cholesterol trong máu và mức đường glucose có thể làm giảm đáng kể nguy cơ biến chứng bệnh tiểu đường như bệnh tim và đột quỵ.